Blog-Yen Sao

CÓ MỘT LOÀI CHIM NHƯ THẾ./

Trên chuyến xe trưa cuối hè oi ả, nóng bức; những hàng cây gồng mình hứng chịu cái nắng khắc nghiệt của một vùng đất miền Trung sỏi đá cằn khô. Tường chừng như cuộc hành trình hàng trăm cây số sẽ mệt mỏi theo, nhưng có một giọng nói chuyện trên cùng chuyến xe đã làm cho mọi người tập trung. Còn tôi chỉ là người “nghe ngóng”. Vì không phải là đối tượng mà người kể hướng vào; nên nghe chỉ để mà nghe, không tham gia, không chất vấn tuy rằng có đôi lúc ngờ ngợ về tính xác thực của nó. Nhưng có hề gì, một cách thư giãn cho cuộc hành trình ngắn lại, nhất là đoạn dường dài đi qua không có gì để ngắm. “Anh biết không! biết bao nhiêu người, viện, công trình nghiên cứu về chất lượng, hàm lượng, tính chất, công dụng, v.v.. về sản phẩm của nó; có những chứng minh khoa học thể hiện bằng giấy tờ. Nhưng chưa có ai nghiên cứu về tính cách, tính chất của nó – con chin Yến – chắc mới chỉ có mình em”. “Chú mày vẫn vậy, hay nói chuyện tào lao”. Tôi cũng nhủ thầm chắc cũng hơi xạo; nhưng nói xạo không phạm pháp, không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người khác và của mình, không làm thiệt thòi, mất lòng ai; lại đem đến sự vui vẻ cho mọi người – đối với tôi: vô hại; lại nữa bỗng cảm thấy thú vị vì chưa chắc tìm được những người nói xạo mà “thu hút” như vậy – nghe ngóng tiếp tục. “Anh biết không! Tìm được người có một hoặc vài đức tính: “Nhân – nghĩa – lễ – trí – tín” đã là hiếm hoi, nó chỉ là loài chim; một loài chim nhỏ, đôi chân không đậu được, chỉ bám, đu treo mình thôi mà tính Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín của nó quá tuyệt vời” “Chú có được bao nhiêu trong năm đức tính đó mà chú đem ra kiểm chứng được vậy?” Tôi phải nhìn ra ngoài cửa kính, cố để che miệng cười, cũng hay, cùng lúc gặp được cả hai người hóm hỉnh, hàn huyên đâu có dễ trong đời. Chợt nhớ câu Người hóm hỉnh thường thông minh, nhưng không phải ai thông minh cũng đều hóm hỉnh. Chuyến đi chợt trờ nên thú vị. Anh biết không! (hình như nếu bạn ấy không mở đầu câu chuyện như vậy thì người đối diện sẽ không biết!) Từ hồi nhỏ anh em mình đã được cha mẹ, thầy cô dạy và giảng nghĩa về những đứng tính trên; xã hội càng văn minh, mình mở rộng tầm mắt thì có quyền mở rộng ý nghĩa của nó chứ, với lại tính cách và sự thể hiện của con người vẫn phải khác với con chim yến chứ. Ví dụ nha:

Nhân: đối với nó (chim yến) là nhân ái, nhân đạo: sản phẩm của nó làm ra giúp ích và cứu biết bao nhiêu người.

Nghĩa: nó là một trong những loài vật như sam, thiên nga… sống chết không rời nhau.

Lễ: chưa có loài vật nào biết lễ phép, nhường nhịn nhau như nó, việc này anh phải để ý lúc nó bay về, em giải thích sau

Trí: thông minh – nó thông minh lắm. anh có thấy sản phẩm nào được sản xuất trong một môi trường tối, ẩm mà suốt một mùa không bị meo mốc?

Tín: uy tín cực kỳ, khi nó đã nhả sợi yến để làm tổ thì tổ ở nơi nào cũng đảm bảo hóa tính, chất lượng như nhau, miễn anh đừng mua trúng yến giả là được.

“Chú nói có vẻ hấp dẫn, sao không làm một công trình nghiên cứu cho mọi người biết? Bây giờ tôi nên tin bao nhiêu phần trăm?” Anh tin bao nhiêu cũng được, nghiên cứu khoa học chỉ cần lấy tổ yến thiệt (bất cứ nơi nào) phân tích. Còn nghiên cứu của em phải chờ, phải đơi, phải ngắm nó. Mà anh biết không, sáng sớm nó ra bay đi hàng trăm cây số đến chiều muộn mới về, đâu phải dễ. Có dịp, anh em mình trà dư tửu hậu, em sẽ nói chuyện về từng tính cách một.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *